KẾT NỐI NGUỒN LỰC HƯỞNG ỨNG CAM KẾT GIỮ RỪNG CỦA VIỆT NAM VÀ HƠN 120 QUỐC GIA

Tin GAIA
Gửi bài viết của bạn


Nhập từ khóa tìm kiếm

KẾT NỐI NGUỒN LỰC HƯỞNG ỨNG CAM KẾT GIỮ RỪNG CỦA VIỆT NAM VÀ HƠN 120 QUỐC GIA

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2021 –  COVID-19 chưa kịp qua đi, nhân loại lại đang đối mặt với những làn sóng thảm họa với sức tàn phá thảm khốc hơn COVID-19 gấp nhiều lần: đó chính là biến đổi khí hậu. Gần cuối năm 2021, hơn 120 nguyên thủ quốc gia khắp thế giới đã cùng nhau cam kết giữ rừng. “Ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển”. Đây là phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26). Cũng tại COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết “Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030”. Ngày 5.6, Liên hiệp quốc cũng đã công bố một thập kỷ sắp tới, các quốc gia trên thế giới sẽ tập trung vào việc “Phục hồi hệ sinh thái”. 

 

Chưa bao giờ thế giới quan tâm đến nền Kinh tế xanh như hiện nay, nhiều doanh nghiệp, đơn vị đang nỗ lực chuyển mình để góp phần tạo dựng nên kinh tế Xanh cho Việt Nam và thế giới. Đây là những tín hiệu rất tích cực cho thấy quyết tâm lớn của chính phủ và cả khối doanh nghiệp, nhằm hướng tới một nền kinh tế Xanh hơn, một Việt Nam Xanh hơn.

Trồng rừng là một trong những giải pháp hiệu quả, nhằm cân bằng phát thải CO2, phục hồi hệ sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu, hưởng ứng cam kết của Thủ Tướng Phạm Minh Chính. Đầu tư vào trồng rừng là hướng đi đúng đắn nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và kiến tạo giá trị bền vững cho cộng đồng. Tuy nhiên, việc trồng rừng phải được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng nơi, đúng nhu cầu nhằm phát huy tối đa tác động của trồng rừng, phục hồi hệ sinh thái.  

Nhằm kết nối các nguồn lực trồng rừng to lớn từ các doanh nghiệp, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã tổ chức chương trình “Việt Nam Xanh Hơn”. Đây là chuyến đi trực tuyến đến thăm 5 khu rừng đặc dụng đầu nguồn trải khắp Việt Nam mà Gaia đang nỗ lực phủ xanh, bao gồm Rừng Xuân Liên và Bến En tại Thanh Hóa, rừng Bạch Mã tại Thừa thiên Huế, rừng Đồng Nai tại tỉnh Đồng Nai và rừng Cà Mau tại tỉnh Cà Mau. Chuyến đi trực tuyến Việt Nam Xanh hơn đã giúp các doanh nghiệp được tận mắt thấy các khu rừng, trao đổi với các cán bộ địa phương, cán bộ và chuyên gia Gaia cũng như người dân địa phương, để hiểu rõ hơn về quy trình trồng và chăm sóc rừng bền vững.  

 

 

Hơn 30 đại diện doanh nghiệp đã hào hứng tham gia, chia sẻ kinh nghiệm đầu tư trồng rừng, và tìm kiếm các cơ hội đầu tư nhiều hơn nữa vào hoạt động trồng rừng. Đây là những doanh nghiệp đã, đang hoặc sẽ quan tâm đến việc trồng rừng.

Bà Đỗ Thị Thanh Huyền- Nhà sáng lập- Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia cho biết “Trồng rừng, phủ xanh đất trống trọc, cải thiện chất lượng rừng là một trong những giải pháp hiệu quả, khẩn cấp để ứng phó với biến đổi khí hậu, hưởng ứng cam kết giữ rừng của hơn 120 nguyên thủ quốc gia. Việc trồng rừng này càng hiệu quả hơn khi có sự chung tay của mọi người, từ nhà nước đến doanh nghiệp, trường học, cá nhân. Doanh nghiệp chính là nguồn lực to lớn, cùng chung tay với Chính phủ và các cá nhân trong công cuộc trồng và phục hồi rừng”.

 

 

Trong năm 2021, mặc dù dịch bệnh hoành hành, khiến cho công tác trồng rừng gặp nhiều khó khăn, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, được sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, cá nhân, đã trồng thêm 39.084 cây gỗ lớn, phủ xanh 51.2ha rừng đặc dụng đầu nguồn trên cả nước. Ngay khi Chuyên đi trục tuyến Việt Nam Xanh hơn đang diễn ra, Gaia cũng đang tiến hành trồng 3938 cây gỗ lớn tại rừng Bạch Mã thuộc Vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa thiên Huế. Bên cạnh đó, Gaia cũng đã tổ chức những chuyến đi trồng rừng, những chuyến đi, tọa đàm trực tuyến, giúp người góp rừng thấu hiểu hơn ý nghĩa, giá trị của hoạt động trồng rừng.


Trong thời gian tới, Gaia tiếp tục đẩy mạnh chương trình “Trồng và giám sát rừng” tại các khu rừng đặc dụng đầu nguồn khắp Việt Nam, đặc biệt là tại Vườn Quốc Gia Bến En, Vườn Quốc gia Bạch Mã, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Mục đích của các chương trình trồng rừng nhằm khôi phục hệ sinh thái, cải thiện chức năng của hệ sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo nơi sinh sống cho các loài động vật hoang dã. Bên cạnh đó, phục hồi rừng còn đảm bảo phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu sống của những người dân vùng đệm rừng đầu nguồn. Gaia kêu gọi sự quan tâm, ủng hộ của các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân trong chương trình trồng rừng đầy ý nghĩa, góp phần kiến tạo một nền Kinh tế xanh, vì một Việt Nam xanh hơn!

 

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hotline Gaia: 08.6927.6928.

Email: info@gaiavn.org

 

www.www.gaiavn.org | www.facebook.com/gaiavn.org

 

THÔNG TIN THÊM

Về Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Gaia (Gaia Nature Conservation)  www.gaiavn.org
Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia là một tổ chức khoa học kỹ thuật không vì lợi nhuận, với sứ mệnh trao quyền và thúc đẩy các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường nhằm tạo dựng một tương lai nơi con người sống hoà hợp với Mẹ Trái Đất. Các chương trình hiện nay của Gaia gồm: (1) Trồng và phục hồi rừng, (2) Trải nghiệm thiên nhiên cho các doanh nghiệp, gia đình, học sinh và giới trẻ, (3) Nâng cao năng lực cho cán bộ
các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên, (4). Rác thải nhựa và Sống Xanh.

Chương trình góp 1 cây là góp rừng (http://bit.ly/gop1caylagoprung): là sáng kiến của Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia nhằm kêu gọi doanh nghiệp, cộng đồng chung tay đóng góp, cùng trồng rừng đầu nguồn tại Việt Nam nhằm khôi phục hệ sinh thái, cải thiện chức năng của hệ sinh thái, tạo nơi sinh sống cho các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm! Tùy khả năng, mỗi người có thể đóng góp 1 hoặc nhiều cây cho từng khu rừng mà mình yêu thích. Hiện nay, Gaia đang đẩy mạnh trồng rừng đầu nguồn tại nhiều Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam như: Vườn Quốc gia Bạch Mã, Bến En, Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên… Ngay sau khi bạn chuyển khoản ủng hộ, tên và lời nhắn của bạn sẽ xuất hiện trên các khu rừng trên website Gaia. Sau đó, Gaia sẽ tiến hành trồng rừng và báo cáo về khu rừng công khai cho mọi người đóng góp. Trong năm 2020, với sự ủng hộ của nhiều doanh nghiệp, cá nhân, Gaia đã tiến hành trồng hơn 206.000 cây gỗ lớn trên diện tích hơn 77ha tại 5 khu rừng đầu nguồn khắp Việt Nam.


Hiện trạng rừng Việt Nam


Đến ngày 31/12/2017, Việt Nam có tổng diện tích che phủ rừng là 41,45%, tương ứng với 14.415.381ha, trong đó, rừng tự nhiên chiếm khoảng 70.8%, còn lại là rừng trồng. Tại rất nhiều địa phương, diện tích rừng tự nhiên đang bị suy giảm mạnh. Nhiều khu rừng là rừng nghèo kiệt. Các khu rừng trồng phần lớn là rừng nghèo loài, không có tầng tán, không có giá trị sinh thái cao như rừng tự nhiên. 

Vườn Quốc gia Bạch Mã được thành lập năm 1991, với diện tích 37.487ha, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Nằm trong vùng sinh thái Trường Sơn, một trong 200 vùng sinh thái trọng điểm của toàn cầu, Vườn Quốc Gia Bạch Mã là nơi có tài nguyên đa dạng sinh học giàu có. Hệ động vật có 1.715 loài trong đó có rất nhiều loài quý hiếm ở cấp quốc gia và quốc tế như: Chà vá chân nâu, Trĩ Sao, Báo hoa mai…Hệ thực vật giàu có với khoảng 2.373 loài, với hàng trăm loài quý hiếm, đặc hữu.


Việt Nam Xanh hơn


Đây là những chuyến đi thực địa hoặc trực tuyến, được tổ chức bởi Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia nhằm kết nối các doanh nghiệp với các sáng kiến trồng và giám sát rừng cùng Gaia. Các chuyến đi cũng là lời tri ân của Gaia tới các doanh nghiệp, cá nhân dã chung sức trồng rừng. Chương trình Việt Nam Xanh hơn đầu tiên đã được tổ chức thành công tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai vào tháng 1.2020, với sự tham gia của đại diện đến từ 20 doanh nghiệp. Chương trình Việt Nam Xanh hơn thứ 2, đã được tổ chức trực tuyến vào tháng 6.2021. Do ảnh hưởng của Covid-19, Việt Nam Xanh hơn kỳ này cũng sẽ được tổ chức trực tuyến. Hy vọng Việt Nam Xanh hơn tiếp theo sẽ là một chuyến đi thực sự đến các khu vực trồng rừng. 

Chuỗi bài viết Trồng rừng Yên tâm chống dịch trên fanpage Gaia Nature Conservation


Kỳ 1. Covid 19- Hồi chuông cảnh tỉnh: https://bit.ly/3goVIiK
Kỳ 2: Gánh nặng rác thải nhựa do Covid 19: https://bit.ly/356yatQ
Kỳ 3: Tại sao Covid 19 lại là hồi chuông cảnh tỉnh của Mẹ Thiên nhiên?https://bit.ly/35fvOJs
Kỳ 4: Tại sao 5K là vũ khí tốt nhất chúng ta có hiện nay để phòng chống Covid 19? https://bit.ly/3pYyhl4
Kỳ 5: Làm sao để chống dịch giảm được món nợ Mẹ Thiên Nhiên? https://bit.ly/2TGBHwK
Kỳ 6: Trồng cây tặng người thân yên tâm vượt qua dịch bệnh: https://bit.ly/3EluhkN


Chuỗi bài viết  “Trồng rừng ngăn đại dịch tiếp theo”
Kỳ 1. Các đại dịch lớn trong quá khứ (Phần 1: https://bit.ly/3A4JQuE và Phần 2: https://bit.ly/3Ab5Q71)
Kỳ 2. Dự đoán đại dịch tiếp theo trong tương lai:  https://bit.ly/3ooxido
Kỳ 3. Đại dịch vạch trần tác động con người đến thiên nhiên:https://bit.ly/3jhTNhq
Kỳ 4. Tàn phá thiên nhiên làm làm lây lan dịch bệnh như thế nào?:https://bit.ly/3yuLgy7
Kỳ 5. Tại sao trồng rừng giúp ngăn chặn đại dịch tiếp theo? : https://bit.ly/3FiiuUE
Kỳ 6: Cùng Gaia trồng rừng ngăn đại dịch tiếp theo :https://bit.ly/3kC0sVn


Chuỗi bài viết Thực hành Biết ơn Mẹ Thiên nhiên:
Tuần 1: Biết ơn vì Mẹ Thiên nhiên cho cơm ăn, áo mặc và nơi nương náu: https://bit.ly/3pS0mKZ
Tuần 2: Biết ơn Mẹ Thiên Nhiên ban cho ta sức khỏe:https://bit.ly/3IOdJob
Tuần 3: Biết ơn Mẹ Thiên Nhiên âm thầm phục vụ https://bit.ly/3ym8Iyt
Tuần 4: Mẹ Thiên nhiên cho ta đời sống tinh thần https://bit.ly/3206w3m


Chuỗi bài viết  “Thiên tai hay nhân tai”
Kì 1: Điều gì có thể tệ hại hơn COVID 19 https://bit.ly/30pVapc
Kì 2: Lũ quét - Sạt lở: Thiên tai hay nhân tai: https://bit.ly/30zS1mu
Kì 3: Sức tàn phá của thiên nhiên ngày một gia tăng : https://bit.ly/3qEbLjy

Buổi Nói chuyện trực tuyến: Covid 19 và việc phục hồi thiên nhiên: https://bit.ly/covid19vaphuchoithiennhien
Video phát trực tiếp buổi Toạ đàm Một sức khỏe trong đại dịch tại đây: https://bit.ly/livetoadam1suckhoe
Video phát trực tiếp buổi Toạ đàm Thiên tai chuyện của ai: https://bit.ly/livethientaichuyencuaai
Video phát trực tiếp buổi Toạ đàm Biết ơn Mẹ Thiên nhiên:https://bit.ly/livebietonmethiennhien 

Trong thời gian tới, Gaia sẽ có thêm các chiến dịch, trao đổi trực tuyến  về chủ đề Sức khỏe,Trồng rừng giảm thiểu thiệt hại thiên tai,ngăn ngừa đại dịch tiếp theo và truyền thông nâng cao nhận thức về bảo tồn Thiên nhiên.

 
 
 
 
 
 



Bài viết khác

HÀNH ĐỘNG NGAY