MỘT SỨC KHOẺ - MỐI LIÊN HỆ CHẶT CHẼ GIỮA SỨC KHOẺ CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN TRONG ĐẠI DỊCH.

Tin GAIA
Gửi bài viết của bạn


Nhập từ khóa tìm kiếm

MỘT SỨC KHOẺ - MỐI LIÊN HỆ CHẶT CHẼ GIỮA SỨC KHOẺ CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN TRONG ĐẠI DỊCH.

 

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 08 năm 2021- Những ngày Covid-19 hoành hành khốc liệt này, chúng ta ai cũng mong được mạnh khỏe cả về thể chất và tinh thần. Chúng ta nỗ lực thực hiện mọi biện pháp trước mắt có thể để bản thân và những người thân yêu được mạnh khỏe, từ việc tập trung vào chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao, cải thiện sức đề kháng, tiêm vắc-xin.. và nhiều khi chúng ta không biết hoặc quên mất nguồn gốc sức khỏe của mình. Trong thực tế, chúng ta chỉ thực sự khoẻ mạnh khi môi trường, thiên nhiên và hệ sinh thái xung quanh chúng ta khoẻ mạnh. Việc đảm bảo “Một sức khỏe” cho con người và cả thiên nhiên ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong khi đó, tình trạng săn bắt, nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ, động vật hoang dã, nạn phá rừng hay ô nhiễm môi trường vẫn đang tiếp diễn. Đại dịch COVID-19 cũng là thời điểm then chốt để tất cả chúng ta cùng thay đổi, hành động và xây dựng cho chính mình, cho thiên nhiên một hệ thống đề kháng bền vững. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức rõ được mối liên hệ giữa dịch bệnh, sức khỏe con người và việc bảo vệ thiên nhiên để sẵn sàng hành động.
 

Với mong muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng về mối quan hệ giữa Covid-19 và việc bảo vệ thiên nhiên, thông qua cách tiếp cận Một sức khỏe, sáng nay, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Gaia đã phối hợp với Mạng lưới Một Sức Khoẻ các trường Đại học tại Việt Nam (VOHUN)  tổ chức buổi Toạ đàm Trực tuyến “Một Sức Khoẻ trong đại dịch”. Chương trình được thực hiện bởi 3 diễn giả uy tín với hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế cộng đồng, dịch tễ học, bảo tồn thiên nhiên. Buổi toạ đàm đã nhanh chóng thu hút hàng trăm lượt quan tâm, đăng ký. Đã có gần 100 người tham gia thảo luận trực tiếp với các diễn giải và hàng trăm lượt xem, theo dõi trên các kênh mạng xã hội.

 


 

“Một sức khỏe” là cách tiếp cận công nhận rằng: Sức khỏe của con người có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe của động vật và thiên nhiên. Dân số gia tăng ngày càng nhanh, vấn nạn phá rừng, săn bắt, nuôi nhốt, mua bán, tiêu thụ động vật hoang dã, các hoạt động tàn phá thiên nhiên đã, đang tiếp diễn khiến con người gia tăng nguy cơ tiếp xúc với các mầm bệnh có trong các loài động vật hoang dã. Trên tổng số 1.407 mầm bệnh lây nhiễm ở người, có đến khoảng 58% có nguồn gốc từ động vật, trong đó một phần tư có khả năng biến thành dịch và đại dịch, như các virus Influenza, Ebola hay các loài virus corona. “Một sức khỏe” là phương thức tiếp cận giúp con người hướng tới xây dựng nền tảng sức khoẻ bền vững đã được các tổ chức Y tế và khoa học hàng đầu thế giới công nhận, trong đó bao gồm: Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO), Tổ chức Động vật Quốc tế (OIE) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)...vv

 

Bà Đỗ Thị Thanh Huyền- Nhà sáng lập- Giám đốc Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia- người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên đã xúc động chia sẻ tại buổi tọa đàm: “Không chỉ có con người mong muốn được khỏe mạnh hơn trong đại dich, thiên nhiên cũng đang kêu cứu. Đại dịch Covid-19 đã vạch trần tác động mạnh mẽ của con người đến thiên nhiên, thông qua việc phục hồi chất lượng không khí ở các thành phố lớn, sự phát triển mạnh mẽ hơn của một số quần thể sinh vật tại các khu du lịch vắng người. Tuy nhiên, Covid-19 lại tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với môi trường, do việc thải ra hơn 1,6 triệu tấn rác nhựa mỗi ngày trên khắp thế giới. Đồng thời do tình trạng thất nghiệp và suy thoái kinh tế, nguy cơ săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã và khai thác thiên nhiên gia tăng. Điều đáng nói ở đây là Covid-19 không phải là mối nguy duy nhất mà con người đang đối mặt. Chúng ta đang phải đối mặt với mối nguy lớn hơn Covid-19 rất nhiều, đó là: biến đổi khí hậu và thời kỳ Đại tuyệt chủng lần thứ 6. Tháng 7.2021 vừa qua, Trái Đất đã xác nhận 2 kỷ lục tồi tệ nhất trong lịch sử 142 năm qua là: Kỷ lục tháng 7 nóng nhất so với tất cả các tháng 7 từ trước đến nay, đồng thời đây cũng là tháng nóng nhất trong năm 2021. Hơn 14.000 nhà khoa học khắp nơi trên thế giới cũng đã cảnh báo về việc “các dấu hiệu sống” của Trái Đất như: gia tăng dân số, diện tích rừng, tiêu thụ năng lượng, nhiên liệu hóa thạch, phát thải khí nhà kính...đang diễn biến xấu đi nhanh chóng vì con người. Tại Việt Nam, các loài động vật hoang dã quý hiếm cũng đang dần biến mất, rừng bị thu hẹp và có thể có tới gần 40% diện tích đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bị chìm trong nước biển và năm 2100 do hiệu ứng nhà kính.”  

“Các nghiên cứu cho thấy hơn 60% các bệnh truyền nhiễm, trong đó có Covid-19, có liên quan đến các loài động vật khác nhau. Nghiên cứu các đại dịch trong quá khứ cho thấy, thời xưa, thường phải vài chục năm hoặc cả trăm năm mới có một đại dịch. Tuy nhiên, từ những năm 60 trở lại đây, chúng ta đã và đang trải qua 9 đại dịch tồi tệ, trong đó có Covid-19. Điều này có nghĩa là đại dịch tiếp theo sẽ sớm xảy ra trong tương lai gần. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh truyền nhiễm có liên quan đến động vật ngày càng tăng, trong đó phải kể đến biến đổi khí hậu, nạn tàn phá rừng, săn bắt, nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã, việc gia tăng lưu thông, vận chuyển và gia tăng dân số. Để đẩy lùi thời gian diễn ra đại dịch tiếp theo, chúng ta cần ngừng ngay việc săn bắt, buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã, ngừng hoặc giảm thiếu tối đa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường hay phá rừng”- Diễn giả PGS,TS Lê Thanh Hiền - Khoa Chăn nuôi Thú Y -  Trường Đại học Nông Lâm TpHCM chia sẻ tại buổi tọa đàm. 

Diễn giả Tiến Sĩ. Bác Sĩ Phạm Đức Phúc - Điều phối Quốc gia của Mạng lưới Một sức khỏe các trường Đại học Việt Nam (VOHUN) đã khẳng định tại tọa đàm: “Phá rừng làm di chuyển các loài động vật hoang dã, khiến chúng gần gũi hơn với nhau và với con người. Điều này dẫn đến hệ quả làm tăng khả năng tiếp xúc của con người với các bệnh truyền nhiễm mới và khiến con người phải đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm với các đại dịch chết người, trong đó có COVID-19. Buôn bán động vật hoang dã, khai thác gỗ và phá rừng, cũng làm tăng nguy cơ lây truyền dịch bệnh. Việc cải thiện sức khỏe con người được thực hiện hiệu quả và bền vững nhất, thông qua cách tiếp cận “Một sức khỏe” trong đó không chỉ chú trọng về sức khỏe con người mà còn chú trọng thúc đẩy sức khỏe của các loài động thực vật và sức khỏe môi trường.”

Buổi toạ đàm là sự kiện tiếp nối chuỗi các hoạt động thuộc khuôn khổ chiến dịch “Trồng rừng ngăn đại dịch tiếp theo" do Gaia khởi xướng từ tháng 6.2021. Chiến dịch “Trồng rừng ngăn đại dịch tiếp theo” bước đầu đã nhận được sự tham gia đồng hành của hàng trăm cá nhân và doanh nghiệp, trong đó có các hoạt động thiết thực như trồng 2000 cây gỗ lớn tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai vào đầu tháng 8 và đang tiếp tục trồng gần 10.000 cây gỗ lớn tại Vườn Quốc gia Bến En và Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (Thanh Hoá). Chiến dịch còn bao gồm nhiều buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến và chuỗi bài cung cấp kiến thức, nâng cao nhận thức về mối liên hệ giữa đại dịch và trồng rừng phục hồi thiên nhiên, với sự hưởng ứng thông qua hàng trăm ngàn lượt theo dõi trên mạng xã hội mỗi tuần. 

‘Chỉ khi chúng ta ý thức rõ được mối liên hệ giữa sức khỏe con người và sức khỏe thiên nhiên, chúng ta mới thực sự hành động hiệu quả để góp phần bảo vệ thiên nhiên và do vậy bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta. Tôi kêu gọi mỗi người hãy thực hiện ngay những hành động cụ thể để cùng nhau hướng tới Một sức khỏe chung cho con người, cho muôn loài và cho Trái Đất. Chỉ có như vậy, chúng ta mới mong đẩy lùi đại dịch tiếp theo”- Bà Đỗ Thị Thanh Huyền- Nhà sáng lập- Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia chia sẻ .

 

Gaia rất mong nhận được sự ủng hộ của mọi cá nhân, đơn vị đối với chiến dịch, đặc biệt với việc góp cây trồng rừng, phục hồi thiên nhiên, cùng nhau hướng tối Một sức khỏe bền vững, vì một Việt Nam xanh hơn, khỏe hơn! 

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hotline Gaia: 08.6927.6928.

Email: info@gaiavn.org

www.www.gaiavn.org | www.facebook.com/gaiavn.org

 

THÔNG TIN THÊM

Về chiến dịch “Trồng rừng ngăn đại dịch tiếp theo": bit.ly/trongrungngandaidich

Trồng rừng là một trong những giải pháp để ngăn chặn đại dịch tiếp theo. Giữa những ngày Covid đỉnh điểm ở Sài Gòn và các tỉnh phía Nam, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia vẫn nỗ lực trồng xong 2000 cây gỗ lớn bản địa trên diện tích 4ha, tại Rừng Đồng Nai và chuẩn bị trồng thêm gần 10.000 cây gỗ lớn tại Thanh Hóa. Đây là hoạt động trong khuôn khổ chiến dịch ”Trồng rừng ngăn đại dịch tiếp theo” do Gaia phát động vào tháng 6.2021, với không chỉ các hoạt động trồng rừng mà còn bao gồm nhiều nội dung truyền thông trên các trang mạng xã hội nhằm giúp công chúng hiểu rõ về đại dịch và vai trò của việc trồng rừng, phục hồi thiên nhiên trong việc ngăn chặn đại dịch tiếp theo.

 

Về Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Gaia (Gaia Nature Conservation)  www.gaiavn.org

Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia là một tổ chức khoa học kỹ thuật không vì lợi nhuận, với sứ mệnh trao quyền và thúc đẩy các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường nhằm tạo dựng một tương lai nơi con người sống hoà hợp với Mẹ Trái Đất. Các chương trình hiện nay của Gaia gồm: (1) Trồng và phục hồi rừng, (2) Trải nghiệm thiên nhiên cho các doanh nghiệp, gia đình, học sinh và giới trẻ, (3) Nâng cao năng lực cho cán bộ 

các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên, (4). Rác thải nhựa và Sống Xanh. 

 

Về Vietnam One Health University Network (VOHUN):  http://www.vohun.org

Mạng lưới Một sức khỏe các trường Đại học Việt Nam (VOHUN) được thành lập ngày 22 tháng 11 năm 2011 với sự hỗ trợ của USAID và dự án RESPOND. Tính đến năm 2021, Mạng lưới đã kết nối được 24 trường Đại học, bao gồm 30 khoa thuộc các lĩnh vực Y tế công cộng, Y học dự phòng, Thú Y, Chăn nuôi, Điều dưỡng, Sức khỏe Môi trường, Kỹ thuật thực phẩm… Mạng lưới với trọng trách thúc đẩy và phát triển khái niệm Một sức khỏe, một cách tiếp cận đa ngành nhằm đạt được sức khỏe tối ưu, nhấn mạnh mối liên hệ giữa sức khỏe con người, động vật và môi trường.

 

Chuỗi bài viết Trồng rừng Yên tâm chống dịch trên fanpage Gaia Nature Conservation
Kỳ 1. Covid 19- Hồi chuông cảnh tỉnh: https://bit.ly/3goVIiK
Kỳ 2: Gánh nặng rác thải nhựa do Covid 19: https://bit.ly/356yatQ
Kỳ 3: Tại sao Covid 19 lại là hồi chuông cảnh tỉnh của Mẹ Thiên nhiên?https://bit.ly/35fvOJs
Kỳ 4: Tại sao 5K là vũ khí tốt nhất chúng ta có hiện nay để phòng chống Covid 19? https://bit.ly/3pYyhl4
Kỳ 5: Làm sao để chống dịch giảm được món nợ Mẹ Thiên Nhiên? https://bit.ly/2TGBHwK
Kỳ 6: Trồng cây tặng người thân yên tâm vượt qua dịch bệnh: https://bit.ly/3EluhkN


Chuỗi bài viết  “Trồng rừng ngăn đại dịch tiếp theo”

Kỳ 1. Các đại dịch lớn trong quá khứ (Phần 1: https://bit.ly/3A4JQuE và Phần 2: https://bit.ly/3Ab5Q71)
Kỳ 2. Dự đoán đại dịch tiếp theo trong tương lai:  https://bit.ly/3ooxido
Kỳ 3. Đại dịch vạch trần tác động con người đến thiên nhiên:https://bit.ly/3jhTNhq
Kỳ 4. Tàn phá thiên nhiên làm làm lây lan dịch bệnh như thế nào?:https://bit.ly/3yuLgy7
Kỳ 5. Tại sao trồng rừng giúp ngăn chặn đại dịch tiếp theo? : https://bit.ly/3FiiuUE
Kỳ 6: Cùng Gaia trồng rừng ngăn đại dịch tiếp theo : https://bit.ly/3FiiuUE


Chuỗi bài viết Thực hành Biết ơn Mẹ Thiên nhiên:
Tuần 1: Biết ơn vì Mẹ Thiên nhiên cho cơm ăn, áo mặc và nơi nương náu: https://bit.ly/3pS0mKZ
Tuần 2: Biết ơn Mẹ Thiên Nhiên ban cho ta sức khỏe:https://bit.ly/3IOdJob
Tuần 3: Biết ơn Mẹ Thiên Nhiên âm thầm phục vụ https://bit.ly/3ym8Iyt
Tuần 4: Mẹ Thiên nhiên cho ta đời sống tinh thần https://bit.ly/3206w3m


Chuỗi bài viết  “Thiên tai hay nhân tai”
Kì 1: Điều gì có thể tệ hại hơn COVID 19 https://bit.ly/30pVapc
Kì 2: Lũ quét - Sạt lở: Thiên tai hay nhân tai: https://bit.ly/30zS1mu
Kì 3: Sức tàn phá của thiên nhiên ngày một gia tăng : https://bit.ly/3qEbLjy

 

Buổi Nói chuyện trực tuyến: Covid 19 và việc phục hồi thiên nhiên: https://bit.ly/covid19vaphuchoithiennhien
Video phát trực tiếp buổi Toạ đàm Một sức khỏe trong đại dịch tại đây: https://bit.ly/livetoadam1suckhoe
Video phát trực tiếp buổi Toạ đàm Thiên tai chuyện của ai: https://bit.ly/livethientaichuyencuaai
Video phát trực tiếp buổi Toạ đàm Biết ơn Mẹ Thiên nhiên:https://bit.ly/livebietonmethiennhien



Bài viết khác

HÀNH ĐỘNG NGAY