GÓP MỘT CÂY LÀ GÓP RỪNG

Sự kiện sắp tới
Gửi bài viết của bạn


Nhập từ khóa tìm kiếm

GÓP MỘT CÂY LÀ GÓP RỪNG

 

1.Góp một cây là góp rừng là gì? 

Góp một cây là góp rừng, là sáng kiến của Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp, cộng đồng cùng chung sức trồng rừng đặc dụng đầu nguồn tại Việt Nam. Hoạt động trồng rừng nhằm khôi phục rừng nghèo kiệt, cải thiện chức năng sinh thái của rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo nơi sinh sống cho các loài động thực vật hoang dã quý hiếm, điều tiết nước, giảm thiệt hại bão lũ và đảm bảo an ninh sinh thái, vì một Việt Nam xanh hơn! Trồng rừng cùng Gaia, bạn đang cùng chung sức thực hiện và hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ, đồng thời góp phần thực hiện cam kết đạt phát thải dòng bằng 0 vào năm 2050 trên toàn Việt Nam. 

 

Tùy khả năng, mỗi người có thể đóng góp 1 hoặc nhiều cây cho từng khu rừng đặc dụng đầu nguồn mà mình yêu thích. Ngay khi đóng góp trồng rừng, tên và lời nhắn của người góp rừng sẽ xuất hiện trên khu rừng tương ứng tại website các khu rừng. Sau đó, Gaia sẽ tiến hành trồng rừng và chăm sóc rừng trong vòng 2-6 năm liên tục. Người góp rừng điền thông tin vào đây để nhận báo cáo cập nhật tình hình trồng rừng hàng năm: http://bit.ly/nhantinrunggaia.

 

Bạn cũng có thể tham gia các chuyến đi trồng rừng tình nguyện, hoặc các kỳ trại trồng rừng cùng Gaia. Hãy đăng ký quan tâm ở đây: bit.ly/dangkyquantamditrongrung

 

Xem thêm tại đây để biết rõ hơn về những điểm đặc biệt trong chương trình trồng rừng cùng Gaia: bit.ly/chuongtrinhtrongrung

2. Gaia hiện đang trồng rừng ở những đâu?

Xem bản đồ các khu rừng tại đây: https://bit.ly/bandorunggaia

3. Làm sao để tài trợ hoặc góp cây trồng rừng cùng Gaia?

Đối với cá nhân:

yesCách 1. Chuyển khoản vào Ngân hàng ACB, Tên TK: Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, Số TK: 111.666.7878. Nội dung: Mã khu rừng- Tên bạn - Số điện thoại - Lời nhắn trên khu rừng (không quá 20 ký tự)

yes Cách 2. Qua ví momo bằng cách quét mã QR trên ảnh bằng camera để ghi nội dung: Mã khu rừng - Tên bạn - Số điện thoại - Lời nhắn trên khu rừng (không quá 20 ký tự).

R4: Rừng Xuân Liên

R5: Rừng Bến En

R6: Rừng Cà Mau

R7: Cây trường học

R8: Rừng Bạch Mã

 

Đối với doanh nghiệp hoặc các đơn vị tài trợ

Mời xem thêm thông tin tại đây: http://bit.ly/doanhnghiepthamgiagaia

Hoặc liên hệ Gaia để được hỗ trợ: Hotline: 08.6927.6928 | Email: info@gaiavn.org

Gaia hiện đang trồng rừng ở những đâu?

 

enlightenedRừng Bến En tại Vườn Quốc gia Bến En (Mã R5): http://bit.ly/rungbenen

                           

  

 

  

 

 

enlightenedRừng Xuân Liên tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên (Mã R4): http://bit.ly/rungxuanlien

 

  

 

  

 

enlightenedRừng Cà Mau tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (Mã R6): http://bit.ly/rungcamau

 

  

  

 

   

 

enlightenedRừng Bạch Mã tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (Mã R8): http://bit.ly/rungbachma

  

       

       

 

 

enlightenedTrồng cây Trường học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Mã R7): http://bit.ly/caytruonghoc

  

  

 

enlightenedRừng Đồng Nai tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Naihttp://bit.ly/rungdongnai

Khu rừng này hiện chỉ đang chỉ nhận ủng hộ từ 500 cây trở lên. 

  

             

  

   

    

enlightenedRừng Cần Giờ tại Khu Dự trữ Sinh Quyển Cần Giờ

Gaia hiện không có hoạt động chăm sóc và báo cáo giám sát cây sau khi trồng đối với Rừng Cần Giờ. Tuy nhiên đây là nơi rất tốt để tổ chức các chuyển trải nghiệm thiên nhiên và trồng rừng trong ngày. Xem thêm hình ảnh Trồng rừng và trải nghiệm Cần Giờ. 

                      

 

Ngoài ra, Gaia còn tiến hành Trồng rừng kết hợp trải nghiệm thiên nhiên tại

  • Vườn Quốc gia Tràm Chim

  • Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

 

 

 

Tại sao cần trồng rừng đầu nguồn?

Đến ngày 31/12/2017, Việt Nam có tổng diện tích che phủ rừng là 41,45%, tương ứng với 14.415.381ha, trong đó, rừng tự nhiên chiếm khoảng 70.8%, còn lại là rừng trồng. Tại rất nhiều địa phương, diện tích rừng tự nhiên đang bị suy giảm mạnh. Nhiều khu rừng là rừng nghèo kiệt. Các khu rừng trồng phần lớn là rừng nghèo loài, không có tầng tán, không có giá trị sinh thái cao như rừng tự nhiên.

 

Sự suy giảm nhanh chóng diện tích và chất lượng rừng đầu nguồn đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người. Do mất rừng, các hiện tượng thời tiết cực đoan, hậu quả của biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, tác động nghiệm trọng đến đời sống người dân. Lũ lụt thường xuyên ở miền trung, lũ quét ở miền bắc, hạn mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ là một số tác động mà chúng ta đã phải chứng kiến và hứng chịu, do hậu quả của phá rừng và hủy hoại thiên nhiên.

 

 

 Hoạt động trồng làm giàu rừng đầu nguồn cùng Gaia này nhằm hồi phục những khu rừng nghèo kiệt, bằng các loài cây bản địa đa mục đích như cây gỗ, cây làm thức ăn cho động vật hoang dã, cây thuốc. Cây trồng làm giàu rừng, góp phần gia tăng số loài, đặc biệt là thức ăn cho các loài hoang dã, giúp chúng có thể sinh sống trong rừng, thay vì phải ra khu vực dân cư để kiếm ăn. Rừng đầu nguồn mới trồng cũng giúp cải thiện chức năng của hệ sinh thái như: tăng cường hấp thu CO2 giảm biến đổi khi hậu, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, đảm bảo năng xuất mùa vụ, đồng thời cải tăng cường giá trị du lịch, nghỉ dưỡng của rừng.

 

Những loài cây nào sẽ được trồng?

 Các loại cây sẽ được trồng là cây gỗ bản địa lâu năm đa mục đích: cây gỗ, cây làm thức ăn cho động vật hoang dã, cây dược liệu...trong đó có nhiều loài quý hiếm. Tùy từng khu rừng, mà các loài cây sẽ khác nhau. Ví dụ ở Xuân Liên, cây sẽ được trồng gồm: Lim Xanh, Quế, Sao đen, Bằng Lăng, Pơ mu, Giáng hương, Vù hương...ở Bên En, cây trồng gồm: Lim Xanh, Pơ mu, Lát hoa. Ở Cà Mau tập trung trồng rừng tiên phong cho rừng ngập mặn với cây Mắm trắng.

 

Trừ Cà Mau nơi trồng rừng từ hạt cây Mắm trắng, các khu vực khác trồng rừng từ cây giống cao khoảng 60cm-250cm.

 

 

Ai sẽ là người trồng rừng?

Cán bộ Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, Cán bộ Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên và người dân địa phương. Trong đó, lực lượng trồng rừng chính là: Người dân đại phương. Đặc biệt tại Rừng Đồng Nai, nhân viên doanh nghiệp chính là người trồng hết toàn bộ số cây trong rừng. 

 

Làm sao tham gia hành trình trồng rừng và trải nghiệm thiên nhiên cùng Gaia?

 Để cập nhật các thông tin mới nhất về chương trình trồng rừng và trải nghiệm thiên nhiên do Gaia tổ chức, mời bạn để lại thông tin tại đây  nhé: bit.ly/dangkyquantamditrongrung và theo dõi fanpage Gaia Nature Conservation

Khi nào sẽ tiến hành trồng rừng và giám sát rừng?

  • Ngay sau khi Góp cây, Tên và lời nhắn của người góp cây sẽ xuất hiện trên khu rừng tương ứng, trên website Gaia. Các đội nhóm, cơ quan sẽ xuất hiện kèm logo và màu cây khác biệt.
  • Gaia sẽ quyết định thời gian trồng rừng thực tế, phù hợp nhất để đảm bảo tỷ lệ sống của cây là cao nhất. Ở Miền Bắc là vụ Xuân tháng 2 đến tháng 4, Vụ Thu tháng 8,9. Ở Miền Nam là mùa mưa vào tháng 5-7. Riêng trồng rừng ngập Mặn ở Cà Mau là cuối tháng 8 đầu tháng 9.
  • Gaia sẽ tiến hành giám sát khu rừng định kỳ hàng năm, hoặc hàng 6 tháng (nếu điều kiện thời tiết khắc nghiệt bất thường), và lên kế hoạch chăm sóc cho thời gian tiếp theo, đảm bảo khu rừng có tỷ lệ cây sống cao nhất có thể!

 

Tỷ lệ cây sống ở các khu rừng này sẽ thế nào?

Gaia sẽ thực hiện chăm sóc rừng định kỳ hàng năm để đảm bảo tăng tỷ lệ sống của cây. Thông thường, Gaia đảm bảo tỷ lệ sống của cây là 70-80%, nhiều khi cao hơn, như tại Đồng Nai, tỷ lệ sống của cây tới 99%.

 

Tại Cà Mau, Gaia sẽ thực hiện chăm sóc và giám sát trong 6 năm để đảm bảo 100% diện tích sẽ phát triển thành rừng tự nhiên, từ bãi bồi hoàn toàn không có cây.

 

LIÊN HỆ

Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia

Hotline: 08.6927.6928 | Email: info@gaiavn.org

Facebook: www.facebook.com/gaiavn.org

 



Bài viết khác

HÀNH ĐỘNG NGAY