TRỒNG RỪNG CÀ MAU
Mời xem lời nhắn theo thời gian góp rừng
►Đợt 2-3: 04.2022-06.2023 ►Đợt 1: 03-08.2020 Trang 1_2_3_4_5_6_7_8_9_10_11_12_13_14_15_16_17
Chỉ với 20.000đ, bạn sẽ trồng được 1 cây Mắm trắng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, góp phần tăng diện tích rừng ngập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện các giá trị kinh tế, sinh thái của rừng, tạo nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm
Việt Nam là 1 trong 6 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Biến đổi khí hậu. Đến năm 2100, chúng ta có thể mất gần 40% diện tích đồng bằng Sông Cửu Long (Theo Cục Khí tượng Thủy Văn). Đồng thời, xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long ngày càng nặng nề. Rất nhiều tỉnh đã không còn mùa nước nổi: phù sa, ấu trùng cua, tôm cá không còn tràn về khiến đất đai ngày càng bạc màu, tác động tiêu cực đến việc nuôi trồng thủy sản.
Cùng chung tay biến 70ha bãi bồi tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau thành rừng, đẩy đất liền ra biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần chống xâm nhập mặn, và cải thiện các giá trị kinh tế, sinh thái của rừng, tạo nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm như: Rái cá, Mèo cá, Trăn gấm, Rùa răng, Rùa hộp lưng đen, Bồ nông chân xám. Hàng trăm ngàn quả Mắm rụng từ cây mẹ sẽ được giữ lại tại khu vực bãi bồi và chăm sóc để phát triển thành ít nhất 350.000 cây mắm con, và sẽ thành rừng ngập mặn.
Ngay khi bạn chuyển khoản góp rừng, tên và lời nhắn của bạn sẽ xuất hiện trong khu rừng dưới đây. Sau đó, Gaia sẽ tiến hành trồng Rừng Cà Mau trong năm 2023. Bạn sẽ được nhận tin tức về khu rừng trong 6 năm liên tiếp.
Cách góp cây:
Cách 1. Chuyển khoản vào Ngân hàng ACB, Tên TK: Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, Số TK: 111 666 7878. Nội dung: R6- Tên bạn - Số điện thoại - Lời nhắn trên khu rừng (không quá 20 ký tự)
Cách 2. Qua ví momo bằng cách quét mã QR trên ảnh bằng camera để ghi nội dung: R6- Tên bạn - Số điện thoại - Lời nhắn trên khu rừng (không quá 20 ký tự).
Cách 3. Qua GIVE ASIA tại: gaiavn.give.asia/rungcamau
Nếu bạn muốn nhận thông tin về RỪNG CÀ MAU hãy điền form này: bit.ly/nhantinrunggaia
Sau 3-5 ngày, không quên xem tên và lời nhắn của mình trên RỪNG CÀ MAU tại: bit.ly/rungcamau
Kéo xuống dưới để xem tầm quan trọng của việc trồng khu rừng này.
Mục tiêu trồng cây đợt 3: 350.000 cây, trên diện tích 70ha bãi hồi.
Tổng số cây đã ủng hộ đợt 3: 4964 cây
Hạn ủng hộ: 15.06.2023
Tổng số cây đã ủng hộ cho rừng Cà Mau: 333.000 cây
- Đợt 1 đã khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 185,000 cây trên 50ha vào tháng 11.2020.
- Đợt 2 đã khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 148,000 cây trên 40 ha vào tháng 8.2022.
Xem báo cáo Rừng Cà Mau tại đây: bit.ly/baocaorungcamau
Trồng rừng ở đâu?
Vùng bảo vệ nghiêm ngặt Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và Khu Dự trữ Sinh Quyển Thế giới Mũi Cà Mau
Tại sao cần trồng rừng Vườn quốc gia Mũi Cà Mau?
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là vùng trọng điểm của Khu Dự trữ Sinh Quyển thế giới Cà Mau, một trong khu RAMSAR của Việt Nam (đất ngập nước có tầm quan trọng thế giới. Thành lập năm 2003 với diện tích 41,862ha, trong đó 15,262ha là đất liền, còn lại 26,600ha is vùng bờ biển và các bãi bồi, đây là Vườn Quốc gia ở Cực Nam của tổ quốc, với ý nghĩa chính trị, quốc phòng to lớn. Đồng thời, đây cũng là nơi bảo tồn nguồn gien, bảo vệ các hệ sinh thái đa dạng với hơn 400 loài, trong đó có hơn 40 loài quý hiếm bị đe dọa tuyệt chủng như Rái cá, Mèo cá, Trăn gấm...
Chương trình Trồng rừng Cà Mau này, gọi chính xác là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng Cà Mau nhằm tăng diện tích rừng, đẩy đất liền ra biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, chống xâm nhập mặn, tăng khả năng chắn sóng bảo vệ đới bờ, và cải thiện các giá trị kinh tế, sinh thái của rừng như: nơi nuôi dưỡng ấu trùng thủy hải cản, tạo môi trường sống cho nhiều loài quý hiếm, phát huy các giá trị giáo dục, nghỉ dưỡng và khoa học của khu rừng.
Hoạt đồng khoanh nuôi trồng rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, giúp biến các khu vực bãi bồi rộng lớn thành rừng ngập mặn và dần dần sẽ trở thành đất liền, giúp đẩy lùi nước mặn ra biển. Năm 2020, xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long, đã đạt mức kỷ lục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân trong khu vực. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng xâm nhập mặn này, trong đó phải kể đến biến đổi khí hậu. Việt Nam là một trong 6 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Đến năm 2100, nếu nước biển dâng cao lên 100cm, hiện trạng xâm nhập mặn sẽ diễn biến trầm trọng đến mức làm chìm khoảng 40% diện tích Đồng Bằng sông Cửu Long xuống biển.
Trồng rừng Cà Mau như thế nào?
Đây là hoạt động khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng Cà Mau. Loài cây sẽ trồng là Cây Mắm trắng và Mắm đen (Avicennia alba sp.). Đây là các loài cây tiên phong của rừng ngập mặn tại Cà Mau: cây mọc đầu tiên ngoài biển, tiếp theo mới là Đước, Sú, Vẹt. Hàng năm vào tháng 9, 10, 11, quả Mắm chín trên cây mẹ sẽ rụng xuống nước và trôi ra biển. Nếu được giữ lại tại bãi bồi, chúng sẽ nhanh chóng mọc lên thành cây Mắm con, sinh sống tiên phong trên bãi bồi ngập nước và không một bóng cây. Mỗi năm, cây mắm lại lớn lên và tăng thêm số lượng, khiến phù sa bồi đắp nhiều hơn vào bãi bồi, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài cây rừng ngập mặn sinh sối, phát triển như: Đước, Sú, Vẹt, ...
Khu vực khoanh nuôi trồng rừng Cà Mau thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau này là vùng bãi bồi với rất nhiều loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao như Cá Thòi lòi, Cua, Sò...Đây là vùng bảo vệ nghiêm ngặt và người dân không được phép vào khai thác. Song do đời sống khó khắn, người dân địa phương vẫn tự ý ra vào khu vực và khai thác các loại thủy hải sản này.
Gaia sẽ phối hợp với Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và người dân địa phương khoanh nuôi cây Mắm trắng và Mắm đen trên diện tích 70ha bãi bồi trống trọc. Nhiều hoạt động hỗ trợ kỹ thuật sẽ được thực hiện nhằm đạt mục tiêu 350.000 cây Mắm trắng và Mắm đen mọc trên bãi bồi 70ha này. Các biện pháp kỹ thuật sẽ được thực hiện gồm: (1) Dựng hàng rào bằng cọc cừ tràm cao 5m và lưới cá (2). Lắp dựng hệ thống 7 biển báo lớn kích thước 3mX2m, cao 5m rải rác trên khu rừng nhằm cảnh báo tàu bè đi lại, (3). Tăng cường tuần tra giám sát và bảo vệ khu rừng thực hiện bởi lực lượng kiểm lâm chuyên trách. (4). Tổ chức hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về khoanh nuôi và bảo vệ rừng.
Gaia đã có quyết định trồng rừng Cà Mau chưa?
Xem Quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau tại đây: bit.ly/qdtrongrungcamau
Chi phí trồng rừng Cà Mau được tính như thế nào?
Mỗi một cây bạn đóng góp là 20.000đ bao gồm:
- Dựng hàng rào bằng cọc cừ tràm cao 5m và lưới cá
- Lắp dựng hệ thống 7 biển báo lớn kích thước 3mX2m, cao 5m trên khu rừng
- Tăng cường tuần tra giám sát và bảo vệ khu vực khoanh nuôi trồng rừng
- Tổ chức hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân địa phương.
- Chăm sóc gia cố hàng rào, hệ thống biển báo, và hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật khác trong 6 năm
- Giám sát và theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng trong 6 năm (chụp ảnh giám sát sinh cảnh rừng, đo mức độ che phủ rừng, kiểm đếm số lượng loài động thực vật trong khu rừng, đánh giá khả năng hấp thụ CO2, giải phóng CO2, lọc sạch không khí và giữ nước, chống xói mòn).
- Quản lý toàn bộ quy trình và báo cáo.
Thực tế, số lượng cây mọc trên khu rừng có thể nhiều hơn số lượng cây bạn góp rất nhiều. Năm 2022, chỉ mới ở năm thứ 2, đã ghi nhận 300.000 cây mọc lên trên diện tích 50ha khoanh nuôi năm 2020, cao gấp gần 2 lần so với mục tiêu mong đợi.
Làm sao để biết khoản đóng góp của tôi có thực sự được trồng rừng?
Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra sự minh bạch trong quá trình gây quỹ và trồng rừng bằng việc:
-
Sau khi bạn đóng góp thành công cho Gaia, số lượng cây bạn đóng góp và lời nhắn kèm theo sẽ được hiển thị trên khu rừng Website: bit.ly/rungcamau23
-
Ngay sau khi đợt khoanh nuôi trồng rừng diễn ra, Gaia sẽ lập báo cáo giám sát về khu rừng đã trồng. Tiếp tục trong 6 năm tiếp theo, mỗi năm bạn đều sẽ nhận được báo cáo giám sát sự thay đổi của khu rừng công khai trên Website của Gaia.
-
Gaia đã tổ chức 02 đợt khoanh nuôi trồng rừng Cà Mau vào năm 2020 và 2022. Mời xem báo cáo tại đây: bit.ly/baocaorungcamau
-
Ngoài ra, bạn cũng có thể xem Báo cáo năm của Gaia tại đây: bit.ly/gaiabaocaonam
Sau khi khoanh nuôi trồng rừng, Gaia sẽ chăm sóc, bảo vệ khu rừng như thế nào?
Sau khi khoanh nuôi trồng rừng, khu rừng sẽ được Gaia phối hợp cùng Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau giám sát và duy tu, sửa chữa hệ thống hàng rào, biển báo; thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng; tổ chức các buổi họp dân giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ rừng.... Khu rừng sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt bởi chính lực lượng kiểm lâm tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Ngoài ra, Gaia sẽ kiểm đếm số lượng cây mọc lên, chụp ảnh giám sát, đồng thời giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình khoanh nuôi trồng rừng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ, để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao nhất.
Tại sao Gaia chỉ chọn trồng cây tại các Vườn quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên?
Đây là những khu rừng đầu nguồn, có chức năng sinh thái to lớn trong việc bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, giảm thiệt hại bão lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu, là ngôi nhà của nhiều loài động thực vật hoang dã, với giá trị đa dạng sinh học cao.
Bên cạnh đó, các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn Thiên nhiên cũng được quy hoạch để bảo tồn và phát triển rừng và các tài nguyên đa dạng sinh học. Các đơn vị này cũng có chức năng quản lý, bảo vệ, gìn giữ các khu rừng này. Như vậy, khu rừng của chúng ta mới được bảo vệ, phát triển tốt nhất, mãi về sau.
Việc trồng rừng cùng Gaia tại các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên không chỉ hưởng ứng mà còn góp phần thực hiện đề án 1 tỷ cây xanh của Chính phủ.
Nếu tôi muốn đi trồng rừng Cà Mau cùng Gaia thì phải làm sao?
Gaia dự kiến sẽ tổ chức chương trình tham gia khoanh nuôi trồng rừng và Trải nghiệm Thiên nhiên tại Cà Mau vào tháng 10.2023. Mời bạn để lại thông tin tại đây để Gaia báo đến bạn nhé: bit.ly/dangkyquantamditrongrung
Một số hình ảnh khoanh nuôi trồng rừng Cà mau
Hoạt động Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 50ha rừng năm 2020 do Gaia tổ chức với sự tham gia của MC Thái Minh Châu và các bạn trại sinh.
Hoạt động Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 40ha rừng do BAT Việt Nam và Gaia phối hợp thực hiện vào tháng 08.2022.
Các hoạt động tuần tra giám sát khu vực khoanh nuôi được thực hiện định kì bởi các bộ Vườn Quốc Gia Mũi Cà Mau và cán bộ Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia.
Những cây mắm đã được tái sinh ở khu vực bãi bồi được khoanh nuôi.
Mời xem lời nhắn theo thời gian góp rừng
►Đợt 2-3: 04.2022-06.2023 ►Đợt 1: 03-08.2020 Trang 1_2_3_4_5_6_7_8_9_10_11_12_13_14_15_16_17
Bài viết khác
+ TÌNH NGUYỆN VIÊN TRỒNG RỪNG CÚC PHƯƠNG - XUÂN LIÊN 08.2024
+ TRỒNG RỪNG TÀ KÓU
+ SÂN GA XANH 3: HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG CHỤP ẢNH BẰNG ĐIỆN THOẠI VỚI NHIẾP ẢNH GIA QUỶ CỐC TỬ
+ MỜI THAM GIA VÒNG TRÒN CHIA SẺ - TRẢI NGHIỆM THIÊN NHIÊN KỲ THÚ
+ MỜI THAM GIA GÓP SÁCH TRỒNG RỪNG