TRỒNG RỪNG BẾN EN

Sự kiện sắp tới
Gửi bài viết của bạn


Nhập từ khóa tìm kiếm

TRỒNG RỪNG BẾN EN

Mời xem lời nhắn theo thời gian góp rừng 

Đợt 9: 08.2023 đến 02.2024 Đợt 8: 03-08.2023 Đợt 7: 08.2022 đến 02.2023 Đợt 6: 03-07.2022 Đợt 5: 08.2021 đến 02.2022 

Đợt 4: 03-07.2021 Đợt 3: 08.2020 đến 02.2021 Đợt 2: 05-07.2020 Đợt 1: 02-04.2020  

????Ở xứ Thanh, trong bán kính hàng chục km, hiện chỉ còn trơ trọi 1 cây Lim khổng lồ duy nhất, sau khi cả rừng Lim bạt ngàn đã biến mất. 

????Cụ Lim khổng lồ cô độc ấy có tuổi thọ khoảng 1025 tuổi, cao khoảng 35m, trên thân có 2 vết cắt lớn, trong đó có vết cưa sâu tới ¼ đường kính.
????Cách đây 10 năm, sau khi bị cưa, cụ đã ra 1 mùa hoa cuối cùng và từ đấy, không ai còn thấy cụ ra hoa nữa. Cụ đã không còn sức để tự hồi phục rừng Lim nữa rồi.
????Bạn có biết, Lim xanh là loài cây quý hiếm thuộc “tứ thiết mộc” bốn loài gỗ quý của Việt Nam. Lim xanh bị khai thác đến cạn kiệt và hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức Nguy cấp trong Sách đỏ Việt Nam.
????Gaia quyết tâm khôi phục lại 40ha rừng Lim xanh rộng lớn xung quanh Cụ Lim nhằm bảo tồn loài Lim xanh bản địa, phục hồi rừng đặc dụng đầu nguồn, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học, ngăn chặn làn sóng đại tuyệt chủng lần thứ 6.
????Thật may mắn, khu vực này trực thuộc Vườn Quốc gia Bến En, nơi khu rừng sẽ được chăm sóc, giám sát, bảo vệ bền vững.

 

enlightenedChỉ với 80.000đ, bạn có thể trồng được 1 cây gỗ lớn cho Rừng Bến En tại Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa, góp phần làm sống lại rừng Lim, nhằm hồi phục rừng đặc dụng đầu nguồn nghèo kiệt, cải thiện chức năng sinh thái rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện sức khỏe, tăng năng xuất màu vụ và tạo ngôi nhà an toàn cho các loài quý hiếm.  

enlightenedNgay khi bạn chuyển khoản ủng hộ trồng rừng, tên và lời nhắn của bạn sẽ xuất hiện trong khu rừng dưới đây. Sau đó, Gaia sẽ tiến hành trồng rừng Bến En vào tháng 8.2023. Bạn sẽ được nhận tin tức về khu rừng trong 4 năm liên tiếp. 

 

enlightened Cách ủng hộ:

yes Cách 1. Chuyển khoản vào Ngân hàng ACB, Tên TK: Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, Số TK: 111.666.7878. Nội dung: R5- Tên bạn - Số điện thoại - Lời nhắn trên khu rừng (không quá 20 ký tự)

yes Cách 2. Qua ví momo bằng cách quét mã QR trên ảnh bằng camera để ghi nội dung: R5- Tên bạn - Số điện thoại - Lời nhắn trên khu rừng (không quá 20 ký tự).

heart Nếu bạn muốn nhận thông tin về RỪNG BẾN EN, hãy điền form này: http://bit.ly/nhantinrunggaia 

 

heartSau 1-2 ngày, không quên xem tên và lời nhắn của mình trên RỪNG BẾN EN tại: http://bit.ly/rungbenen

heartMời xem thêm thông tin về chương trình doanh nghiệp trồng rừng cùng Gaia tại đây: bit.ly/doanhnghiepthamgiagaia

 

enlightened Kéo xuống dưới để xem tầm quan trọng của việc trồng rừng cũng như giải đáp thắc mắc khác.

enlightened Mục tiêu trồng cây đợt 9: ít nhất 15.000 cây. 

enlightened Tổng số cây đã ủng hộ đợt 8 16.386 cây

enlightened Hạn ủng hộ: 28 tháng 02 năm 2024.

enlightened Tổng số cây đã trồng tại rừng Bến En là: 87.702 cây 

 
  • Đợt 1 đã trồng 1.013 cây vào ngày 8-11.05.2020

  • Đợt 2 đã trồng 7.715 cây vào ngày 18-22.08.2020

  • Đợt 3 đã trồng 11.143 cây vào ngày 14-25.03.2021

  • Đợt 4 đã trồng 2.605 cây vào ngày 25-29.08.2021

  • Đợt 5 đã trồng 13.656 cây vào ngày 10.3-10.4-2022

  • Đợt 6 đã trồng 23.350 cây vào ngày 21.8-31.08-2022

  • Đợt 7 đã trồng 11.834 cây vào ngày 10.3-20.03.2023

  • Đợt 8 đã trồng 16.386 cây vào ngày 01.08-30.09.2023

enlightened Xem báo cáo Rừng Bến En tại đây: bit.ly/baocaorungbenen

 

heartTrồng rừng ở đâu?

Vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa.

 

heartTại sao cần trồng rừng Vườn Quốc gia Bến En? 

enlightened Vườn Quốc gia Bến En là 1 trong 35 Vườn Quốc gia của Việt Nam, với chức năng bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ các hệ sinh thái và phục hồi các loài động thực vật. Vườn quốc gia Bến En thành lập năm 1992, với diện tích 14.735ha, thuộc huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng Thanh Hoá - Nghệ Tĩnh rộng lớn với núi cao Trường Sơn Bắc. Đặc điểm địa hình đã hình thành khu hệ động thực vật đa dạng và phong phú. Có thể xem đây là khu vực hiện hữu cho sự đặc thù của khu hệ động vật Bắc Trường Sơn. Vườn Quốc gia Bến En có tài nguyên đa dạng sinh học phong phú với 1.417 loài thực vật, trong đó có 58 loài bị đe dọa tuyệt chủng trên Thế giới (ghi danh trong Sách Đỏ IUCN), 46 loài bị đe dọa cấp Quốc gia (ghi danh trong Sách Đỏ Việt Nam), như: Lim xanh, Lát hoa, Chò chỉ, Vù hương (Cinnamomum balansae)... . Hệ động vật cũng rất phong phú với hơn 1530 loài đã được nghiên cứu gồm: 102 loài thú, 277 loài chim, 66 loài bò sát, 47 loài Lưỡng cư, 97 loài cá, 728 loài côn trùng và 213 loài động vật đáy và nổi. Trong đó  56 loài động vật quí hiếm bị đe dọa tuyệt chủng cấp quốc gia (ghi trong sách đỏ Việt Nam), 433 loài bị đe dọa tuyệt chủng cấp thế giới (ghi trong Sách Đỏ IUCN) như: Vượn đen má trắng, Culi lớn, Culi nhỏ, Gấu ngựa, Gà lôi...

 

enlightenedTại Vườn Quốc gia Bến En hiện nay, có khoảng 3000ha rừng nghèo kiệt và đất trống, đồi núi trọc hoặc các trảng cỏ tranh, trước đây vốn là đất lâm trường khai thác gỗ. Khi Vườn Quốc gia Bến En được thành lập, lâm trường này đóng cửa, để lại các khu đất nương rẫy không có rừng. Vườn Quốc gia Bến En đã bước đầu gây trồng cây rừng trên những vùng đất này. Tuy nhiên, trải qua gần 30 năm, đây vẫn là những khu rừng nghèo kiệt, ít loài. Thậm chí nhiều khu vực, vẫn chỉ có thảm cỏ, cây bụi.  

 

enlightenedHoạt động trồng rừng này nhằm hồi phục khu rừng bị nghèo kiệt, bằng các loài cây bản địa  quý, góp phần cải tạo đất, làm giàu rừng và tạo nguồn thức ăn cho các loài hoang dã, giúp chúng có thể sinh sống an toàn khỏe mạnh trong rừng; đồng thời, duy trì các giá trị đa dạng sinh học, làm tăng giá trị du lịch, nghỉ dưỡng của rừng.

heartCác loài cây nào sẽ được trồng?

enlightened Các loại cây sẽ được trồng ở đây bao gồm: Lim Xanh, Vù hương, Lát hoa.... Những cây gỗ này sẽ bước đầu tạo ra khu rừng an toàn, khỏe mạnh cho nhiều loài quý hiếm như: Vượn đen má trăng, Gấu ngựa, Cu li lớn, Cu li nhỏ...

heartChi phí trồng rừng Bến En được tính như thế nào? 

Mỗi một cây bạn đóng góp 80.000VNĐ bao gồm:

  1. Cây giống
  2. Vận chuyển cây giống đến địa điểm trồng (nhiều khu vực trồng rừng phải băng qua những con dốc cao, địa hình khó khăn, hoặc đi tàu thuyền).
  3. Phân bón, giá thể đất bổ sung (tại một số nơi đất quá nghèo kiệt. Gaia cố gắng hạn chế sử dụng phân bón hóa học).
  4. Chuẩn bị thực bì khu vực trồng rừng (một số nơi phải phát bớt dây leo, cỏ dại, cây bụi).
  5. Nhân công và dụng cụ đào hố, trồng cây.
  6. Chăm sóc rừng hàng năm trong 4 năm (cắt bỏ dây leo quấn cây mới trồng, cắt bớt cỏ dại, diệt trừ sâu bệnh nếu có, phòng chống cháy rừng...).
  7. Giám sát rừng trong 4 năm (chụp ảnh giám sát sinh cảnh rừng, giám sát cây trồng, đo cây, đo mức độ che phủ rừng, kiểm đếm số lượng loài động thực vật trong khu rừng).
  8. Quản lý toàn bộ quy trình và báo cáo.

 

heart Làm sao để biết khoản đóng góp của tôi có thực sự được trồng rừng?

Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra sự minh bạch trong quá trình gây quỹ và trồng rừng bằng việc:

  • Sau khi bạn đóng góp thành công cho Gaia, số lượng cây bạn đóng góp và lời nhắn kèm theo sẽ được hiển thị trên khu rừng Website: http://bit.ly/rungbenen
  • Ngay sau khi đợt trồng rừng diễn ra, Gaia sẽ lập báo cáo giám sát về khu rừng đã trồng. Tiếp tục trong 4 năm tiếp theo, mỗi năm bạn đều sẽ nhận được báo cáo giám sát sự thay đổi của khu rừng công khai trên Website của Gaia. 
  • Gaia đã tổ chức 06 đợt trồng rừng Bến En từ năm 2020 đến năm 2022. Mời xem báo cáo tại đây: bit.ly/baocaorungbenen
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể xem Báo cáo năm của Gaia tại đây: bit.ly/gaiabaocaonam

 

heart Sau khi trồng rừng Bến En, Gaia sẽ chăm sóc, bảo vệ khu rừng như thế nào?

Sau khi trồng rừng, khu rừng sẽ được Gaia phối hợp cùng Ban quản lý Vườn Quốc Gia Bến En chăm sóc khu rừng mỗi năm 1 lần (xới đất, phát cỏ, trị bệnh, bón phân nếu cần...). Khu rừng cũng sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt bởi chính lực lượng kiểm lâm tại Vườn. Ngoài ra, Gaia sẽ kiểm đếm số lượng cây sống, chụp ảnh giám sát, đồng thời giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình trồng rừng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ, để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao nhất.

 

heartTại sao Gaia chỉ chọn trồng cây tại các Vườn quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên?

Đây là những khu rừng đầu nguồn, có chức năng sinh thái to lớn trong việc bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, giảm thiệt hại bão lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu, là ngôi nhà của nhiều loài động thực vật hoang dã, với giá trị đa dạng sinh học cao.
Bên cạnh đó, các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn Thiên nhiên cũng được quy hoạch để bảo tồn và phát triển rừng và các tài nguyên đa dạng sinh học. Các đơn vị này cũng có chức năng quản lý, bảo vệ, gìn giữ các khu rừng này. Như vậy, khu rừng của chúng ta mới được bảo vệ, phát triển tốt nhất.

heart Nhiều bạn lo lắng về việc góp cây trồng rừng là việc làm "đem muối bỏ bể", vì luôn có ai đó phá rừng sau này!

Nếu ai cũng thấy việc thực hiện một tác động nhỏ bé như trồng một cây là nhỏ bé thì không thể có những điều thay đổi lớn lao diễn ra được. Mỗi người trồng một cây sẽ tạo ra được những mảnh rừng xanh rộng lớn được phục hồi. Bằng chứng là trong năm 2020, quá trình gây quỹ cộng đồng Gaia đã trồng được hơn 226.000 cây, phủ xanh được hơn 77ha rừng đầu nguồn tại 5 tỉnh. Gaia mong được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa của cộng đồng để việc phục hồi rừng được đẩy nhanh hơn nữa, cùng tạo ra một Việt Nam Xanh hơn.

heart Nếu tôi muốn đi trồng rừng cùng Gaia thì làm sao?

Trong các đợt trồng rừng, Gaia sẽ tổ chức các chuyến đi Trồng rừng và Trải nghiệm thiên nhiên cho mọi người. Bằng cách đăng ký tham gia cùng Gaia, bạn sẽ cùng Gaia trồng những cây gỗ quý hiếm cho các khu rừng. Thông tin chi tiết Gaia sẽ đăng tải và thông báo cho cộng đồng trên Fanpage Gaia Nature Conservation. Mời các bạn đón đọc thông tin. Bạn có thể đăng ký nhận thông tin các chuyến tại đây: bit.ly/dangkyquantamditrongrung


heart Một số hình ảnh về khu rừng


 

 

 

Mời xem lời nhắn theo thời gian góp rừng 

Đợt 9: 08.2023 đến 02.2024 Đợt 8: 03-08.2023 Đợt 7: 08.2022 đến 02.2023 Đợt 6: 03-07.2022 Đợt 5: 08.2021 đến 02.2022 

Đợt 4: 03-07.2021 Đợt 3: 08.2020 đến 02.2021 Đợt 2: 05-07.2020 Đợt 1: 02-04.2020   

 

 
 

 

 



Bài viết khác

HÀNH ĐỘNG NGAY