TRỒNG RỪNG PHONG ĐIỀN
Mời xem lời nhắn theo thời gian góp rừng
►Đợt 1: 12.2023 - 01.2024 ►Đợt 2: 01.2024 - 11.2024
Hơn 167.800 cây trong thành phố phía Bắc đã ngã xuống (Hà Nội 24.000 cây xanh, Bắc Ninh 31.860 cây, Hải Dương 40.000 cây,…) và 1 triệu ha rừng bị ảnh hưởng trong siêu bão Yagi để bảo vệ cho ngàn trăm triệu mái nhà và sinh mạng con người!
Những cây xanh ngày thường tỏa bóng hiền hòa, tô điểm cho thành phố thêm xanh tươi nhưng khi bão tới lại trở thành những chiến binh kiên cường nhất. Cây và rừng hấp thụ phần lớn những đòn tấn mạnh mẽ của cơn bão có sức gió mạnh nhất thế giới 2024, tăng cấp nhanh nhất và thời gian hoành hành lâu nhất trong lịch sử các cơn bão Việt Nam.
Cơn cuồng phong qua đi, để lại những thành phố với la liệt cây gãy đổ, xơ xác, tan tành, không một huy chương, hay lời tuyên dương, tri ân khích lệ với cây. Chỉ có tiếng máy cưa vang vọng, những bước chân hối hả dọn dẹp tàn tích của “trận chiến” khốc liệt để nhịp sống thường ngày lại vội vã bắt đầu…
Hiện nay, thiệt hại do bão số 3 vẫn chưa dừng lại. 17 tỉnh miền Bắc như Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên,...xảy ra nhiều vụ sạt lở thương tâm. Nước lũ trên sông Cầu, sông Thao vượt mức đỉnh trong 50 năm, mực nước sông Hồng dâng cao chảy xiết khiến cầu Phong Châu sập đột ngột,...
Ngay lúc này đây, việc trồng cây trồng rừng giúp ứng phó thiên tai, cản gió, giữ đất, điều hòa nguồn nước trở nên khẩn cấp hơn bao giờ hết. Thật đáng sợ biết bao khi nghĩ đến tương lai thiên tai ngày một thảm khốc do biến đổi khí hậu nhưng chúng ta không còn lá chắn xanh che chở!
Bạn có biết?
Rừng chống xói mòn, sạt lở, rừng điều tiết nước mang lại mùa màng bội thu, rừng tạo nơi sinh sống an toàn cho muôn loài.
Rừng điều hòa khí hậu. Rừng hấp thụ CO2, giúp ứng phó với biến đổi khí hậu
Rừng mang bình an cho con người, rừng là sinh kế, rừng giúp tăng năng suất mùa vụ.
Hoạt động trồng rừng chưa bao giờ trở nên cấp thiết và ý nghĩa như thế. Trồng cây gây rừng để bảo vệ con người khỏi thiệt hại bão lũ. Chỉ với 95K, bạn có thể trồng được 1 cây gỗ lớn nhằm phủ xanh đất trống trọc, và phục hồi rừng nghèo kiệt tại Phong Điền nơi khúc ruột Miền Trung.
Ba khu vực sẽ được trồng phục hồi bao gồm:
Khu vực đất trống dọc theo tuyến đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn nối liền Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
Khu vực xung quanh Thủy điện Rào Trăng 3, nơi đã xảy ra thảm họa sạt lở chôn vùi 17 công nhân và 13 người thuộc đoàn công tác Bộ Quốc phòng năm 2020 lịch sử.
Khu vực đường tuần tra rừng, ranh giới giữa Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền, và khu dân cư. Cũng đồng thời là ranh giới giữa tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Mời bạn góp 1 cây với 95.000 đồng, cùng Gaia trồng rừng Phòng Điền, giảm thiệt hại bão lũ.
Ngay khi bạn chuyển khoản ủng hộ trồng rừng, tên và lời nhắn của bạn sẽ xuất hiện trong khu rừng này: bit.ly/rungphongdien. Sau đó, Gaia sẽ tiến hành trồng rừng Phong Điền vào tháng 11-12.2024 và chăm sóc rừng trong 4 năm tiếp theo. Bạn sẽ được nhận báo cáo tin tức về khu rừng trong 4 năm liên tiếp.
Cách ủng hộ:
Cách 1. Chuyển khoản vào Ngân hàng ACB, Tên TK: Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, Số TK: 111.666.7878. Nội dung: R9- Tên bạn - Số điện thoại - Lời nhắn trên khu rừng (không quá 20 ký tự)
Cách 2. Qua ví momo bằng cách quét mã QR trên ảnh bằng camera để ghi nội dung: R9- Tên bạn - Số điện thoại - Lời nhắn trên khu rừng (không quá 20 ký tự).
Nếu bạn muốn nhận thông tin về RỪNG XUÂN LIÊN, hãy điền form này: http://bit.ly/nhantinrunggaia
Sau 1-2 ngày, không quên xem tên và lời nhắn của mình trên RỪNG XUÂN LIÊN tại: http://bit.ly/rungphongdien
Mời xem thêm thông tin về chương trình doanh nghiệp trồng rừng cùng Gaia tại đây: bit.ly/doanhnghiepthamgiagaia
Kéo xuống dưới để xem tầm quan trọng của việc trồng rừng cũng như giải đáp thắc mắc khác.
Mục tiêu trồng cây đợt 2: ít nhất 5.000 cây.
Tổng số cây đã ủng hộ đợt 2: 1436 cây
Hạn ủng hộ: tháng 11- 12 năm 2024.
Tổng số cây đã trồng tại rừng Phong Điền là: 3.253 cây
-
Đợt 1 đã trồng 3.253 cây vào 01.2024
Trồng rừng ở đâu?
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ba khu vực sẽ được trồng phục hồi bao gồm:
Khu vực đất trống dọc theo tuyến đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn nối liền Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Khu vực xung quanh Thủy điện Rào Trăng 3, nơi đã xảy ra thảm họa sạt lở chôn vùi 17 công nhân và 13 người thuộc đoàn công tác Bộ Quốc phòng năm 2020 lịch sử.
Khu vực đường tuần tra rừng, ranh giới giữa Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền, và khu dân cư. Cũng đồng thời là ranh giới giữa tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. khu bảo tồn và khu dân cư
Tại sao cần trồng rừng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền?
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền được thành lập năm 2002, với diện tích 41.433ha, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Nằm trong vùng sinh thái Trường Sơn, một trong 200 vùng sinh thái trọng điểm của toàn cầu, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền là nơi có tài nguyên đa dạng sinh học giàu có. Hệ động vật có 38 loài thú có vú, 204 loài chim, 35 loài bò sát và lưỡng cư, trong đó có rất nhiều loài quý hiếm ở cấp quốc gia và quốc tế như: Gà lôi tam mào trắng, Báo gấm, Gấu ngựa, Vượn đen má hung,…Hệ thực vật giàu có với khoảng 755 loài, với hàng trăm loài quý hiếm, đặc hữu.
Là khu rừng đầu nguồn quan trọng, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền là nơi điều hòa nguồn nước cho các con sông lớn trong vùng như sông Mỹ Chánh, sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Rào Trăng, giúp đảm bảo nguồn nước cho hàng chục triệu người dân ở hạ lưu. Các khu rừng Phong Điền trên núi cao giúp bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở.
Tuy nhiên, hiện nay nơi đây có tới 4 công trình thủy điện: Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, Alin B1 và Alin B2 nằm trong vùng lõi và khu phục hồi sinh thái của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền. Trong đó, khu vực Thủy Điện Rào Trăng 3 là nơi đã xảy ra thảm họa sạt lở chôn vùi 17 công nhân và 13 người thuộc đoàn công tác Bộ Quốc phòng năm 2020 lịch sử.
Hiện nay, độ che phủ rừng ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền thấp hơn các một số khu bảo tồn khác trong vùng. Trong đó, diện tích rừng bị suy thoái nghiêm trọng lên đến 21% và rừng tái sinh là 22%. Tiêu biểu, khu vực dọc cao tốc Cam Lộ - La Sơn nối liền Quảng Trị và Thừa Thiên Huế hoàn toàn trống trọc chưa có cây xanh. Và khu vực đường tuần tra rừng, ranh giới giữa Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền, và khu dân cư, cũng cần trồng thêm cây để hình thành đường băng xanh cản lửa. Đồng thời đây cũng là ranh giới giữa tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Hoạt động trồng rừng này nhằm phủ xanh những khu rừng nghèo kiệt tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền, bằng các loài cây gỗ bản địa. Khu rừng giúp cố định đất, chống xói mòn, sạt lở, giảm lũ quét, lũ ống và cải thiện các chức năng sinh thái khác của rừng như: tăng cường hấp thu CO2 giảm biến đổi khí hậu, điều tiết nước và đảm bảo năng suất mùa vụ. Khu rừng mới trồng cũng sẽ tạo ra nơi sinh sống an toàn cho các loài động vật hoang dã quý hiếm. Các loại cây sẽ được trồng ở đây bao gồm: Lim Xanh, Lim lá thắm, Sến mật, Chò, Gáo vàng...
Làm sao để biết khoản đóng góp của tôi có thực sự được trồng rừng?
Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra sự minh bạch trong quá trình gây quỹ và trồng rừng bằng việc:
- Sau khi bạn đóng góp thành công cho Gaia, số lượng cây bạn đóng góp và lời nhắn kèm theo sẽ được hiển thị trên khu rừng Website: http://bit.ly/rungphongdien
- Ngay sau khi đợt trồng rừng diễn ra, Gaia sẽ lập báo cáo giám sát về khu rừng đã trồng. Tiếp tục trong 4 năm tiếp theo, mỗi năm bạn đều sẽ nhận được báo cáo giám sát sự thay đổi của khu rừng công khai trên Website của Gaia.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể xem Báo cáo năm của Gaia tại đây: bit.ly/gaiabaocaonam
Sau khi trồng rừng Phong Điền, Gaia sẽ chăm sóc, bảo vệ khu rừng như thế nào?
Sau khi trồng rừng, khu rừng sẽ được Gaia phối hợp cùng Ban quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền chăm sóc khu rừng mỗi năm 2 lần (xới đất, phát cỏ, trị bệnh, bón phân nếu cần...). Khu rừng cũng sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt bởi chính lực lượng kiểm lâm tại Vườn. Ngoài ra, Gaia sẽ kiểm đếm số lượng cây sống, chụp ảnh giám sát, đồng thời giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình trồng rừng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ, để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao nhất.
Tại sao Gaia chỉ chọn trồng cây tại các Vườn quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên?
Đây là những khu rừng đầu nguồn, có chức năng sinh thái to lớn trong việc bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, giảm thiệt hại bão lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu, là ngôi nhà của nhiều loài động thực vật hoang dã, với giá trị đa dạng sinh học cao.
Bên cạnh đó, các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn Thiên nhiên cũng được quy hoạch để bảo tồn và phát triển rừng và các tài nguyên đa dạng sinh học. Các đơn vị này cũng có chức năng quản lý, bảo vệ, gìn giữ các khu rừng này. Như vậy, khu rừng của chúng ta mới được bảo vệ, phát triển tốt nhất.
Nhiều bạn lo lắng về việc góp cây trồng rừng là việc làm "đem muối bỏ bể", vì luôn có ai đó phá rừng sau này!
Nếu ai cũng thấy việc thực hiện một tác động nhỏ bé như trồng một cây là nhỏ bé thì không thể có những điều thay đổi lớn lao diễn ra được. Mỗi người trồng một cây sẽ tạo ra được những mảnh rừng xanh rộng lớn được phục hồi. Bằng chứng là từ năm 2018, quá trình gây quỹ cộng đồng Gaia đã trồng được hơn 892,584 cây, phủ xanh được hơn 405.11ha rừng đầu nguồn tại 8 vườn quốc gia và khu bảo tồn trên cả nước. Gaia mong được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa của cộng đồng để việc phục hồi rừng được đẩy nhanh hơn nữa, cùng tạo ra một Việt Nam Xanh hơn.
Nếu tôi muốn đi trồng rừng cùng Gaia thì làm sao?
Trong các đợt trồng rừng, Gaia sẽ tổ chức các chuyến đi Trồng rừng và Trải nghiệm thiên nhiên cho mọi người. Bằng cách đăng ký tham gia cùng Gaia, bạn sẽ cùng Gaia trồng những cây gỗ quý hiếm cho các khu rừng. Thông tin chi tiết Gaia sẽ đăng tải và thông báo cho cộng đồng trên Fanpage Gaia Nature Conservation. Mời các bạn đón đọc thông tin. Bạn có thể đăng ký nhận thông tin các chuyến tại đây: bit.ly/dangkyquantamditrongrung
Một số hình ảnh về khu rừng
Mời xem lời nhắn theo thời gian góp rừng