TRỒNG RỪNG XUÂN LIÊN - ĐỢT 7
Thời gian góp rừng: ►01-03.2020 ►03-05.2020 ►05-07.2020 ►08.2020 đến 02.2021 ►03-07.2021 ►08.2021 đến 02.2022 Trang 1 | Trang 2 | Trang 3 ►03-07.2022
Chỉ với 65.000đ, bạn có thể trồng được 1 cây gỗ lớn cho Rừng Xuân Liên tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa, nhằm hồi phục rừng đặc dụng đầu nguồn nghèo kiệt, cải thiện chức năng sinh thái rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện sức khỏe, tăng năng xuất màu vụ và tạo ngôi nhà an toàn cho các loài quý hiếm.
Góp cây trồng rừng cùng Gaia, bạn đang tự quân bình lại lượng CO2 bạn thải ra mỗi ngày thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, vui chơi, lao động sản xuất, cùng hướng tới mục tiêu Phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, như Việt Nam đã cam kết với Thế giới. Hãy nhớ, 1 cây gỗ bạn trồng hôm nay, sẽ có giá trị tới hơn 4,5 tỷ đồng trong 50 năm tới!
Ngay khi bạn chuyển khoản góp rừng, tên và lời nhắn của bạn sẽ xuất hiện trong khu rừng dưới đây. Sau đó, Gaia sẽ tiến hành trồng rừng Xuân Liên ĐỢT 7 vào giữa tháng 8 năm 2022. Bạn sẽ được nhận tin tức về khu rừng trong 4 năm liên tiếp.
Cách ủng hộ:
-
Cách 1. Chuyển khoản vào Ngân hàng VCB, Tên TK: Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, Số TK: 0181003514159. Nội dung: R4- Tên bạn - Số điện thoại - Lời nhắn trên khu rừng (không quá 20 ký tự)
-
Cách 2. Qua ví momo bằng cách quét mã QR trên ảnh bằng camera để ghi nội dung: R4- Tên bạn - Số điện thoại - Lời nhắn trên khu rừng (không quá 20 ký tự).
-
Cách 3. Qua GIVE ASIA tại: https://gaiavn.give.asia/rungxuanlien
-
Cách 4. Chuyển vào tài khoản Paypal: gaiavn.fund@gmail.com. Nội dung: R4- Tên bạn - Lời nhắn trên khu rừng (không quá 20 ký tự). Hãy nhớ cộng thêm 10% thuế Paypal khi bạn chuyển bằng cách này.
Nếu bạn muốn nhận thông tin về RỪNG XUÂN LIÊN, hãy điền form này: http://bit.ly/nhantinrunggaia
Sau 3-5 ngày, không quên xem tên và lời nhắn của mình trên RỪNG XUÂN LIÊN tại: http://bit.ly/rungxuanlien.
Kéo xuống dưới để xem tầm quan trọng của việc trồng khu rừng này.
Dự kiến trồng rừng đợt 7: tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên vào giữa tháng 8.2022. Chi phí góp cây đợt 4: 65.000đ
Mục tiêu trồng cây đợt 7: ít nhất 10.000 cây. Hạn ủng hộ: 6 tháng 7. 2022.
Tổng số cây đã ủng hộ ĐỢT 7: 1479 cây
Tổng số cây ủng hộ cho Rừng Xuân Liên đã được trồng: 39.124 cây
-
Đợt 1 đã trồng: 4.500 cây, Ngày 21 tháng 3.2020 Trong đó: 2000 cây có chi phí góp cây là: 50.000đ/cây (do được Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên hỗ trợ cây giống sản xuất trong khu bảo tồn). 2500 cây do Công ty Saitex và Boo ủng hộ với chi phí là 65.000đ/cây.
-
Đợt 2 đã trồng: 751 cây, Ngày 9-11.05.2020. Chi phí góp cây đợt 2 là 65.000đ/cây.
-
Đợt 3 đã trồng: 2.350 cây, Ngày 20-21.08.2020. Chi phí góp cây đợt 3 là 65.000đ/cây và 50.000đ/cây (đối với 2000 cây trồng trên khu đất trống trọc, do Pampers tài trợ).
-
Đợt 4 đã trồng: 9.107 cây, Ngày 14-25.03.2021. Chi phí góp cây đợt 4 là 65.000đ/cây. Trong đó, công ty Saitex góp 1774 cây, doanh nghiệp The New Gym góp 2020 cây
-
Đợt 5 đã trồng: 5.600 cây, Ngày 25-28.08.2021. Chi phí góp cây đợt 5 là 65.000đ/cây. Trong đó, công ty Saitex tiếp tục đóng góp 1774 cây, doanh nghiệp Cường Thuận Phát ủng hộ 1000 cây.
-
Đợt 6 đã trồng: 16.816 cây, ngày 10.3-10.4.2022. Chi phí góp cây đợt 6 là 65.000đ/cây. Trong đó Công ty Saitex tiếp tục góp 1.774 cây, Manulife 5000 cây, Arup 3000 cây, Faslink 1465 cây, còn lại là từ 714 cá nhân và nhóm.
Báo cáo rừng Xuân Liên tại đây: http://bit.ly/baocaorungxuanlien
Lời nhắn của bạn trên khu rừng -đợt 7, tháng 08.2022
Thời gian góp rừng: ►01-03.2020 ►03-05.2020 ►05-07.2020 ►08.2020 đến 02.2021 ►03-07.2021 ►08.2021 đến 02.2022 Trang 1 | Trang 2 | Trang 3 ►03-07.2022
Trồng rừng ở đâu?
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa.
Tại sao cần trồng rừng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên?
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên thành lập năm 1999, diện tích khoảng 27.668 ha, gồm rừng tự nhiên, sông hồ. Đây là một trong 55 Khu Bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam. Rừng có vai trò cô cùng quan trọng đối với con người và giúp duy trì hệ sinh thái. Khu Bảo tồn Thiên nhiên thuộc tỉnh Thanh Hóa này có vai trò quan trọng, bảo vệ thượng nguồn Sông Chu. Đây cũng là nơi giáp ranh với Lào, trên dãy núi Sầm Nưa (Lào).
Là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm như: Bò tót, Voọc xám, Vượn đen má trắng, Mang Roosevelt (Muntiacus rooseveltorum), Thông nàng (Podocarpus imbricatus), Sa mu (Cunninghamia konishii) và Pơ mu (Fokienia hodginsii), Vù hương (Cinnamomum balansae)...
Tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên hiện nay, có khoảng 150ha rừng nghèo kiệt, trước đây vốn là đất canh tác của người dân địa phương. Khi Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên được thành lập, người dân di cư ra ngoài, để lại các khu đất nương rẫy không có rừng. Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên đã bước đầu gây trồng cây rừng trên những vùng đất này. Tuy nhiên, trải qua 20 năm, đây vẫn là những khu rừng nghèo kiệt, ít loài.
Hoạt động trồng làm giàu rừng này nhằm hồi phục khu rừng bị nghèo kiệt, bằng các loài cây bản địa đa mục đích như cây gỗ, cây làm thức ăn cho động vật hoang dã, cây thuốc. Cây trồng làm giàu rừng, góp phần gia tăng số loài, đặc biệt là thức ăn cho các loài hoang dã, giúp chúng có thể sinh sống trong rừng, thay vì phải ra khu vực dân cư để kiếm ăn. Đồng thời, duy trì các giá trị đa dạng sinh học, làm tăng giá trị du lịch, nghỉ dưỡng của rừng.
Các loài cây nào sẽ được trồng?
Khoảng 500 loài cây gỗ lớn bản địa. Đến nay, Gaia đã trồng hơn 50 loài như: Lim Xanh, Vù hương, Lát hoa, Sao đen, Sưa.... Những cây gỗ này sẽ bước đầu tạo ra khu rừng an toàn, khỏe mạnh cho nhiều loài quý hiếm, đồng thời tạo ra bộ sưu tập Cây gỗ lớn nhất Việt Nam.
Xem báo cáo rừng Xuân Liên để có danh sách các loài cây đã trồng: bit.ly/baocaorungxuanlien
Chi phí trồng rừng Xuân Liên được tính như thế nào?
Mỗi một cây bạn đóng góp 65.000đ bao gồm:
- Cây giống
- Vận chuyển cây giống đến địa điểm trồng (nhiều khu vực trồng rừng phải băng qua những con dốc cao, địa hình khó khăn, hoặc đi tàu thuyền).
- Phân bón, giá thể đất bổ sung (tại một số nơi đất quá nghèo kiệt. Gaia cố gắng hạn chế sử dụng phân bón hóa học).
- Chuẩn bị thực bì khu vực trồng rừng (một số nơi phải phát bớt dây leo, cỏ dại, cây bụi).
- Nhân công và dụng cụ đào hố, trồng cây.
- Chăm sóc rừng hàng năm trong 4 năm (cắt bỏ dây leo quấn cây mới trồng, cắt bớt cỏ dại, diệt trừ sâu bệnh nếu có, phòng chống cháy rừng...).
- Giám sát rừng trong 4 năm (chụp ảnh giám sát sinh cảnh rừng, giám sát cây trồng, đo cây, đo mức độ che phủ rừng, kiểm đếm số lượng loài động thực vật trong khu rừng).
- Quản lý toàn bộ quy trình và báo cáo.
Làm sao để biết khoản đóng góp của tôi có thực sự được trồng rừng?
Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra sự minh bạch trong quá trình gây quỹ và trồng rừng bằng việc:
- Sau khi bạn đóng góp thành công cho Gaia, số lượng cây bạn đóng góp và lời nhắn kèm theo sẽ được hiển thị trên khu rừng Website: http://bit.ly/rungxuanlien
- Ngay sau khi đợt trồng rừng diễn ra, Gaia sẽ lập báo cáo giám sát về khu rừng đã trồng. Tiếp tục trong 4 năm tiếp theo, mỗi năm bạn đều sẽ nhận được báo cáo giám sát sự thay đổi của khu rừng công khai trên Website của Gaia.
- Gaia đã tổ chức 04 đợt trồng rừng Xuân Liên từ năm 2020. Mời xem báo cáo tại đây://bit.ly/baocaorungxuanlien
-
Ngoài ra, bạn cũng có thể xem Báo cáo năm của Gaia tại đây: http://bit.ly/gaiabaocaonam
Sau khi trồng, Gaia sẽ chăm sóc, bảo vệ khu rừng như thế nào?
Sau khi trồng rừng, khu rừng sẽ được Gaia phối hợp cùng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên chăm sóc khu rừng mỗi năm 1 lần (xới đất, phát cỏ, trị bệnh, bón phân nếu cần...). Khu rừng cũng sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt bởi chính lực lượng kiểm lâm tại Khu Bảo tồn. Ngoài ra, Gaia sẽ kiểm đếm số lượng cây sống, chụp ảnh giám sát, đồng thời giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình trồng rừng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ, để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao nhất.
Tại sao Gaia chỉ chọn trồng cây tại các Vườn quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên?
Đây là những khu rừng đầu nguồn, có chức năng sinh thái to lớn trong việc bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, giảm thiệt hại bão lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu, là ngôi nhà của nhiều loài động thực vật hoang dã, với giá trị đa dạng sinh học cao.
Bên cạnh đó, các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn Thiên nhiên cũng được quy hoạch để bảo tồn và phát triển rừng và các tài nguyên đa dạng sinh học. Các đơn vị này cũng có chức năng quản lý, bảo vệ, gìn giữ các khu rừng này. Như vậy, khu rừng của chúng ta mới được bảo vệ, phát triển tốt nhất, mãi về sau.
Việc trồng rừng cùng Gaia tại các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên không chỉ hưởng ứng mà còn góp phần thực hiện đề án 1 tỷ cây xanh của Chính phủ.
Nếu tôi muốn đi trồng rừng Xuân Liên cùng Gaia thì